Ô tô điện siêu nhỏ VinFast VF3, Wuling Hongguang Mini EV có được chạy trên cao tốc?
Ngày 7.2, Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng công bố quyết định hợp nhất Ban Tuyên giáo Thành ủy và Ban Dân vận Thành ủy thành Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy.Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng cũng quyết định phân công, điều động ông Trần Thắng Lợi, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Dân vận Thành ủy, giữ chức Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Đà Nẵng nhiệm kỳ 2020 - 2025 kể từ ngày 7.2.Ông Trần Thắng Lợi năm nay 49 tuổi, quê quán TX.Hương Trà (TP.Huế), trình độ chuyên môn thạc sĩ quản lý kinh tế, trình độ lý luận chính trị cao cấp. Ông Trần Thắng Lợi từng giữ chức Phó chánh văn phòng, Chánh văn phòng Thành ủy Đà Nẵng, Bí thư Quận ủy Sơn Trà, Bí thư Quận ủy Hải Châu.Sau khi sáp nhập, Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Đà Nẵng có 6 phó trưởng ban, gồm 3 Phó trưởng ban Tuyên giáo (ông Nguyễn Mạnh Dũng, ông Nguyễn Hoài Nam, bà Mai Thị Thu) và 3 Phó trưởng ban Dân vận (ông Lê Văn Minh, bà Phạm Thị Thảo Nguyên, bà Nguyễn Thị Kim Hoa). Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng cũng quyết định phân công, điều động ông Đoàn Ngọc Hùng Anh, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy, đến nhận công tác tại HĐND thành phố, giới thiệu bầu giữ chức Phó chủ tịch HĐND TP.Đà Nẵng.Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng đánh giá cùng với việc thành lập 2 Đảng bộ mới (Đảng bộ Các cơ quan Đảng và Đảng bộ UBND TP.Đà Nẵng), chức năng nhiệm vụ của Ban Tuyên giáo và Dân vận (mới thành lập) sẽ nặng nề hơn bởi khối lượng công việc lớn, yêu cầu cao hơn. Mô hình cách thức vận hành đều mới chưa có tiền lệ, chưa có kinh nghiệm trong tổ chức điều hành. Bí thư Thành ủy Đà Nẵng đề nghị, lãnh đạo 2 Đảng bộ, lãnh đạo Ban Tuyên giáo và Dân vận nhanh chóng hoàn thành quy chế làm việc, tổ chức họp bàn phân công nhiệm vụ cụ thể, khẩn trương ban hành các quyết định thành lập tổ chức đảng trực thuộc.Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng cũng yêu cầu các cơ quan tiến hành tiếp nhận bàn giao, hồ sơ tài liệu, cơ sở vật chất, tài chính, tài sản; trong đó đặc biệt lưu ý việc chuyển giao tài liệu, tài sản số phải đảm bảo hoạt động thông suốt.Nữ hoàng Elizabeth: quân chủ 70 năm trị vì
Mastaba là kiểu lăng mộ tiêu chuẩn ở Ai Cập cách nay vài ngàn năm, có phần đế hình chữ nhật, mái bằng và các bức tường làm bằng đá hoặc gạch bùn.Theo Tân Hoa Xã, ngôi mộ mastaba mới tìm thấy là của một bác sĩ hoàng gia sống dưới thời trị vì của vua Pepy II (khoảng năm 2278-2184 trước Công nguyên). Đây là vị vua cuối cùng của Vương triều thứ 6 ở Cổ Vương quốc Ai Cập.Tuyên bố của Mohamed Ismail Khaled, Tổng thư ký Hội đồng Cổ vật Tối cao Ai Cập (SCA), cho biết phát hiện này là sự bổ sung quan trọng vào lịch sử của khu vực vì các văn bản và hình vẽ trên tường lăng mộ hé lộ những khía cạnh mới trong cuộc sống thường ngày của Cổ Vương quốc Ai Cập.Báo cáo cho biết thêm rằng các nghiên cứu sơ bộ chỉ ra rằng mastaba có thể đã bị cướp phá từ thời kỳ đầu, nhưng các bức tường có khắc hình và chữ vẫn được bảo quản tốt.Đoàn thám hiểm cũng tìm thấy một chiếc quách (quan tài đá). Theo tuyên bố, các dòng chữ khắc trên trần ngôi mộ và bên trong quan tài tiết lộ tên và chức danh của chủ sở hữu ngôi mộ.Saqqara là một khu nghĩa trang lớn của người Ai Cập cổ đại, được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) công nhận là di sản thế giới.Tháng 3.2024, CNN đưa tin, những bức tranh đầy màu sắc về cuộc sống hằng ngày ở Ai Cập cổ đại được phát hiện trong một ngôi mộ có niên đại hơn 4.300 năm.Ngôi mộ, gọi là mastaba, được các nhà khảo cổ Ai Cập và Đức tìm thấy ở nghĩa địa kim tự tháp Dahshur, cách Cairo khoảng 40km về phía nam. Dahshur là cực nam của các nghĩa địa kim tự tháp vĩ đại của Cổ Vương quốc Ai Cập ở vùng lân cận cố đô Memphis. Điểm thu hút chính ở đây là 2 kim tự tháp lớn của Vua Sneferu: kim tự tháp Bent và kim tự tháp Đỏ.
Những tấm lòng vàng 20.4.2022
Ngày 27.12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, vừa ký ban hành Nghị quyết 1338 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về bổ sung hơn 5.834 tỉ đồng từ ngân sách T.Ư năm 2024 cho các địa phương để thực hiện chính sách an sinh xã hội các năm 2023 - 2024 và chi trả chế độ cho giáo viên vừa được bổ sung biên chế trong các năm học 2022 - 2023 và 2023 - 2024.Cùng đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng quyết định bổ sung 600 tỉ đồng từ ngân sách T.Ư cho các địa phương để thực hiện đề án tăng cường quản lý đối với đất đai có nguồn vốn từ các nông, lâm trường quốc doanh cho 19 địa phương theo tờ trình của Chính phủ.Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu rõ, Chính phủ chịu trách nhiệm về căn cứ pháp lý, các nội dung đề xuất, tính chính xác của số liệu, tính đầy đủ, tuân thủ tiêu chuẩn, định mức và chế độ chi. Đồng thời, đảm bảo triển khai hiệu quả, đúng mục đích, không để xảy ra thất thoát, lãng phí, tiêu cực và báo cáo Quốc hội kết quả thực hiện tại kỳ họp 9 Quốc hội khóa XV (tháng 5.2025).Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng yêu cầu Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương rút kinh nghiệm trong việc xây dựng dự toán, hạn chế thấp nhất các khoản kinh phí không phân bổ được dự toán ngay từ đầu năm.Cùng đó, trong quá trình điều hành, Chính phủ cần chỉ đạo quyết liệt để sớm giao dự toán các khoản chưa phân bổ, tránh chậm trễ, lãng phí, kém hiệu quả nguồn lực ngân sách nhà nước và xảy ra tình trạng giao dự toán cuối năm không kịp sử dụng, phải thực hiện việc chuyển nguồn sang năm sau. Đặc biệt là nguồn kinh phí phí liên quan đến an sinh xã hội và chế độ chính sách cho con người.Ngoài Nghị quyết số 1338, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng ban hành Nghị quyết 1337 phân bổ gần 190 tỉ đồng dự toán kinh phí hoạt động năm 2025 cho các đoàn đại biểu Quốc hội.Hiện cả nước có 63 đoàn đại biểu Quốc hội tương ứng với 63 tỉnh, thành phố.Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng giao Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội thực hiện ra quyết định giao dự toán kinh phí năm 2025 của các đoàn đại biểu Quốc hội cho văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư.
Ban tổ chức còn phối hợp với các học viện bóng rổ ở TP.HCM, Đà Nẵng, Vinh và Hà Nội, chọn lựa mỗi lớp 20 em tại mỗi địa phương để bồi dưỡng, cung cấp thêm những kỹ năng, chiến thuật trong thi đấu, góp phần đào tạo, chắp cánh cho những tài năng nhí đạt được ước mơ của mình.
Bãi rác tự phát bít đầu hẻm
Mới đây, Phòng CSGT (PC08, Công an TP.HCM) vừa ra thông báo bán đấu giá xe vi phạm hành chính bị CSGT tịch thu dưới hình thức bán phế liệu, đáng chú ý có hơn 6.500 xe máy vi phạm.Theo đó, tài sản bán đấu giá là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu của Phòng CSGT, gồm: 18 xe mô tô ba bánh, 6.524 xe máy, 1 mô tô nước. Chất lượng tài sản đã qua sử dụng, hư hỏng. Hình thức: bán phế liệu.Giá khởi điểm là 3.391.650.000 đồng (bằng chữ: ba tỉ, ba trăm chín mươi mốt triệu, sáu trăm năm mươi ngàn đồng).Tiêu chí lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản là tổ chức có các tiêu chí theo quy định tại luật Đấu giá tài sản ngày 17.11.2016, luật Sửa đổi, bổ sung một điều của luật Đấu giá tài sản ngày 27.6.2024 và Điều 33 Thông tư số 19/2024/TT-BTP ngày 31.12.2024 của Bộ Tư pháp.Cụ thể, một số tiêu chí gồm: có tên trong danh sách tổ chức hành nghề đấu giá tài sản do Bộ Tư pháp công bố; cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết bảo đảm cho việc đấu giá như: có địa chỉ trụ sở ổn định, rõ ràng (số điện thoại, địa chỉ thư điện tử...), trụ sở có đủ diện tích làm việc, có trang thông tin điện tử của tổ chức hành nghề đấu giá tài sản đang hoạt động ổn định, được cập nhật thường xuyên...; có phương án đấu giá khả thi, hiệu quả...Đơn vị tham gia đấu giá có thể nộp hồ sơ trực tiếp trong giờ hành chính tại Phòng CSGT số 341 Trần Hưng Đạo, P.Cầu Kho, Q.1, số điện thoại 0693.187.521.Người đến nộp phải mang theo giấy giới thiệu và thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu (mang bản gốc để đối chiếu).Phòng CSGT sẽ có văn bản thông báo kết quả cho tổ chức đấu giá được lựa chọn, những đơn vị không được thông báo kết quả được hiểu là không được lựa chọn và không hoàn trả hồ sơ với những đơn vị tham gia chào dịch vụ mà không được lựa chọn.Trao đổi với PV, lãnh đạo một số đội CSGT cho hay, trước đây, có tình trạng người vi phạm không đến đóng phạt để nhận lại xe vì tiền phạt cao hơn giá trị của xe. Theo đó, các lỗi vi phạm thường bị CSGT tạm giữ xe gồm: vi phạm nồng độ cồn, người điều khiển không có GPLX, không có đăng ký xe... Bên cạnh đó, các xe không chứng từ, xe nhập lậu… gọi chung là xe không hợp lệ nếu bị CSGT lập biên bản tạm giữ thì người vi phạm xác định sẽ không thể nhận lại được xe. Tuy nhiên, hiện nay, nếu người vi phạm không đến đóng phạt để nhận lại xe thì không thể làm lại bằng lái, thực hiện thủ tục đăng ký xe... vì dữ liệu vi phạm được cập nhật hết lên hệ thống. "Nhiều người có suy nghĩ bỏ bằng lái, bỏ xe khi bị CSGT là sẽ "thoát" được tiền phạt. Nhưng với các chế tài ngăn chặn như hiện nay, nếu không đóng phạt thì người vi phạm sẽ gặp nhiều phiền phức khi làm các thủ tục, giấy tờ liên quan lĩnh vực CSGT phụ trách như: đăng ký xe, làm thủ tục mua bán sang tên xe, cấp đổi bằng lái xe...", CSGT thông tin.